logo

Tác giả - Tác phẩm: Vội vàng (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

icon_facebook

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Vội vàng Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I.Tác giả Vội vàng


1. Tiểu sử cuộc đời

Tác giả - Tác phẩm: Xuân Diệu (mới 2024) | Văn 12 Kết nối tri thức

- Xuân Diệu (1916 - 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu. 

- Thơ ca Xuân Diệu là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố Đông Tây, trong đó yếu tố Tây học được tiếp thu trong nhà trường chính thức có ảnh hưởng đậm hơn. 

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).


2. Phong cách nghệ thuật

 + Trước Cách mạng tháng Tám Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

  • Một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới: khao khát giao cảm với đời, yêu đời ham sống đến bồng bột

 • Quan niệm sống mới: sống mãnh liệt hết mình, thời gian một đi không trở lại⇒ hối thúc sống vội vàng

 • Quan niệm thẩm mĩ mới: chỉ có con người giữa tuổi trẻ tình yêu là đẹp nhất (thời xưa thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp)

 • Những cách tân nghệ thuật táo bạo: câu từ rất lạ rất tây

 + Sau cách mạng tháng Tám có nhiều thay đổi


3. Tác phẩm chính

- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.


II. Tác phẩm Vội vàng


1.Giới thiệu chung

a. Hoàn cảnh xuất xứ

- Vội vàng là bài thơ tiêu biểu nhất cho nét phong cách nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Tác phẩm được rút trong tập Thơ thơ, tập thơ xuất sắc và tiêu biểu nhất cho thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.

b. Thể loại

- Thuộc thể loại thơ

c. Nhan đề

d. Bố cục

- Phần 1(13 câu đầu): tình yêu với cuộc sống trần thế

+ 4 câu đầu: Khát vọng lạ lùng của thi nhân

+ 9 câu tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình

- Phần 2 (Câu 14 – 30): Quan niệm về thời gian, tình yêu và tuổi trẻ

-  Phần 3 (Còn lại): Quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực


2. Đọc hiểu văn bản

a, Tóm tắt văn bản

- Bài thơ Vội vàng đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ Xuân Diệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đời người. Con người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trong từng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Bài thơ còn đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Hiểu một cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với đời. Chính vẻ đẹp của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời. Lời nhắn nhủ trong Vội vàng cũng là tâm niệm suốt đời của nhà thơ, đã làm ta hiểu hơn về “tấm lòng trần gian” của một người thơ yêu đời mê đắm.

b. Tìm hiểu văn bản

* Bốn câu thơ đầu: Ước muốn kì lạ của tác giả

- Niềm ước muốn kì lạ, vô lí: tắt nắng, buộc gió

- Mục đích: cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi.

- Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn -> một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.

=> Ước muốn táo bao, phi li, muốn ngăn chặn sự chảy trôi của thời gian, để lưu giữ hương sắc của cuộc đời

* Chín câu thơ tiếp theo: Cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên và cuộc sống

- Điệp từ Này đây có tính chất như một lời liệt kê, một sự xác nhận về sự hiện hữu của những sự vật được nói tới.

-> Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.

- Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung: đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm,  hoa lá, yến anh, hàng mi chớp sáng, thần Vui gõ cửa.

=> Mùa xuân được hiện ra bằng vẻ đẹp của tháng giêng tràn trề sức sống xuân thì và tình tứ giao hoà quấn quýt

- Biện pháp nhân hóa: Ong bướm tuần tháng mật, cành tơ phất phơ, của yến anh khúc tình si, ánh sáng chơp hàng mi, thần vui gõ cửa…

-> Diễn tả cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, tươi non mơn mởn, dạt dào sức sống trong một thế giới ngất ngây mộng ảo.

- Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

-> so sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo, gợi cảm giác tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.

- Nghệ thuật chuyển đổi cảm giá “ngon”: nhà thơ cảm nhận cái đẹp của mùa xuân không phải bằng thị giác mà bằng cả vị giác, xúc giác, bằng cả tâm hồn 

-> Thể hiện một quan điểm mĩ học mới: Con người là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ, vẻ đẹp con người trần thế là tác phẩm kì diệu của hoá công, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu. Tháng giêng là mùa xuân, mùa của sự đâm chồi nảy lộc, của sự hồi sinh, và đây là thời gian vạn vật sinh sôi nảy nở. Cho nên với thi sĩ, xuân luôn là thời gian đẹp nhất trong năm

- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng -> niềm vui không trọn vẹn -> muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian để cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời

* 17 câu tiếp theo: Quan điểm mới mẻ của tác giả về thời gian

- Với nhà thơ Xuân Diệu, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động:

+ Xuân tới - xuân qua

+ Xuân non - xuân già

+ Xuân hết - tôi mất.

+ lòng rộng - đời chật

- Điệp từ:

+ Xuân -> nhấn mạnh sự chảy trôi gấp gáp của thời gian

+ Nghĩa là -> Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu

-> thể hiện tâm trạng buồn, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc tuổi trẻ, sự trôi chảy của thơi gian.

* Còn lại: Lời giục giã sống vội vàng của tác giả

- Câu thơ: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

-> Lời thúc giục của nhà thơ: hãy mau lên, vôi vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống hết mình. 

-  Điệp ngữ “Ta muốn”: chuyển từ cái tôi cá nhân sang cái ta mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người)

- Các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn) và một chuỗi câu được lặp lại:

+ Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn

+ Riết – mây đưa, gió lượn

+ Say – cánh bướm, tình yêu

+ Thâu – hôn nhiều

+ Cắn – xuân hồng

- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…

- Điệp từ: và...và...và; cho...cho...cho.

-> Cho thấy được tình cảm ngày càng mãnh liệt, cuồng nhiệt của chủ thể trữ tình.

-> Thể hiện sự say mê, yêu đời, khao khát sống hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tuổi trẻ. 

-> Qua đó nhà thơ nhắc chúng ta hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu, những gì mà cuộc đời ban tặng thật hết mình

- Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc:
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

-> sự kết hợp giữa cái trừu tượng (xuân hồng) với cái cụ thể, bình thường “cắn”.

->  Có lẽ chỉ có Xuân Diệu với một tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt say mê mới có thể táo bạo và tạo được sự thăng hoa cảm xúc tới mức này. Không còn là ôm, là riết nữa mà là cắn. Xuân Diệu đã sáng tạo cho thơ Việt Nam một hình ảnh thơ vô cùng độc đáo và đã chứng minh rằng tình yêu cuộc sống có thể đẩy cảm xúc của thi nhân đến đỉnh cao của sáng tạo.


3. Giá trị tác phẩm

a. Giá trị nội dung

- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt.

- Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái tôi thời đại Thơ mới:

+ Ý thức sâu sắc về sự yêu đời nhưng vẫn mang nỗi lo âu.

+ Triết lý sống, tuyên ngôn sống cuỗng quýt, vội vàng, và khát khao giao cảm với đời.

+ Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.

b. Giá trị nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí.

- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

-  Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 15/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads